Mẹo Trị Nứt Gót Chân Hiệu Quả

Mẹo Trị Nứt Gót Chân Hiệu Quả


Nứt gót chân không phải là bệnh nhưng lại cực kỳ phổ biến đặc biệt vào mùa đông và khiến đôi chân của bạn mất thẩm mỹ khá trầm trọng. Nếu không may chân bị bẩn và những vết nứt hiện rõ ra sẽ khiến bạn trở nên kém tự tin. Hãy cùng tham khảo mẹo trị nứt gót chân hiệu quả bạn không nên bỏ lỡ nhé!



Nguyên nhân khiến bạn bị nứt gót chân
1. Do thời tiết

Thường da bị khô dẫn đến nứt nẻ do thời tiết hanh khô, đặc biệt vào mùa đông. Thiếu độ ẩm khiến da bạn trở nên khô hơn. Da khô đồng nghĩa với việc nứt nẻ và bong tróc. Các vết nứt này có thể gây ra các vết thương dễ bị nhiễm trùng nếu không được điều trị. Không may bị tổn thương hệ thống miễn dịch hoặc bệnh tiểu đường, thì việc nhiễm trùng có thể trở thành một nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

2. Thừa cân hay béo phì

Bàn chân có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Vì thế, tình trạng thừa cân hay béo phì sẽ làm tăng áp lực cho cả bàn chân và lớp mỡ dưới gót chân. Khi đó, gót chân buộc phải mở rộng hơn để hỗ trợ chức năng nâng đỡ gây ra tình trạng nứt gót chân.

Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng hợp lý. Điều này không chỉ giúp bạn hạn chế khả năng bị nứt gót chân mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe và thẩm mỹ.

3. Bị nứt gót chân do thiếu vitamin và khoáng chất

Nếu không được cung cấp đủ vitamin và các loại khoáng chất cần thiết, làn da của bạn bao gồm phần da dưới gót chân sẽ bị khô và dễ bị bong tróc. Để hạn chế tình trạng trên, bạn hãy tích cực bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin A, B3, C,E, kẽm và axit béo omega-3 vào chế độ ăn uống hằng ngày.

4. Do chọn giày không phù hợp

Dép xỏ ngón, giày cao gót hở phần gót chân khiến lớp mỡ ở gót chân của bạn phải giãn nở rộng ra để cân bằng với trọng lượng cơ thể. Điều này làm tăng khả năng xảy ra bị nứt gót chân.

Dù giày cao gót là nguyên nhân khiến gót chân bị nứt nẻ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn từ bỏ đi giày cao gót. Thay vì chọn những đôi giày cao hở gót chân, bạn hãy chọn những đôi giày có gót kín với kích cỡ phù hợp để bảo vệ gót chân.

5. Do đứng quá lâu

Khi bạn đứng quá lâu trong một khoảng thời gian, đặc biệt là trên sàn cứng hoặc gỗ sẽ làm tăng thêm áp lực cho bàn chân và gót chân. Không những thế, điều này còn gây căng thẳng cho toàn bộ vùng da ở khu vực gót.

Để tránh khỏi việc nứt gót chân này, bạn hãy cố gắng hạn chế đứng quá lâu. Nếu tính chất công việc đòi hỏi bạn phải đứng, hãy thực hiện một số bài tập đơn giản để phân phối lại áp lực cho gót chân và bàn chân.

6. Thói quen tắm sai cũng là một trong những nguyên nhân bị nứt gót chân

Tắm lâu, tắm với nước quá nóng hay tắm thường xuyên nhiều lần trong ngày không phải là thói quen tốt cho gót chân của bạn. Điều này khiến cho lớp dầu tự nhiên trên da bị mất đi khiến gót chân khô, sần sùi. Bên cạnh đó, các loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh được sử dụng trong lúc tắm cũng góp phần làm hỏng hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, gây nứt da chân hoặc nứt nẻ da ở những bộ phận khác trên cơ thể.

Để tránh khỏi nguyên nhân này, bạn hãy sử dụng nước ấm khi tắm. Ngoài ra, hãy giới hạn thời gian cho mỗi lần tắm. Khoảng thời gian tắm lý tưởng là từ 15-30 phút để tránh làm mất độ ẩm cho da. Sau đó, hãy nhớ lau khô và bôi kem dưỡng ẩm cho gót chân.

Ngoài ra, hãy hạn chế sử dụng các loại xà phòng hoặc sản phẩm chăm sóc da có tính tẩy rửa mạnh.

7. Chân bị nứt nẻ do yếu tố mãn kinh

Nhiều người trung niên lo lắng vì không biết chân bị nứt nẻ là bệnh gì hay bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Phần lớn phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có thể mắc phải chứng dày sừng quang hóa (keratoderma). Tình trạng này có thể khiến da bạn bị nứt ở chân và các bộ phận khác của cơ thể.

Để đối phó với tình trạng gót chân bị khô nứt nẻ, bạn hãy bôi thuốc mỡ estrogen cho gót chân. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

8. Do một số vấn đề về da liễu khác như:

Viêm da dị ứng, nhiễm nấm, bệnh da liễu ở trẻ vị thành niên, bệnh vẩy nến…

Dấu hiệu nhận biết bị nứt gót chân

Da có hiện tượng bong tróc gây ngứa.
Hình thành các vết nứt gây chảy máu.
Đau rát ở các vết nứt nẻ.
Cách chăm sóc gót chân bị khô nứt

Việc giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ và được dưỡng ẩm thường xuyên sẽ giúp bạn có đôi chân mềm mại. Hãy rửa chân bằng sữa rửa mặt dưỡng ẩm không tạo bọt để giữ cho da chân không bị khô thêm và thoa kem khi chân vẫn còn ẩm sau mỗi lần tắm.

Khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da chân, bạn nên chú ý đến những thành phần quan trọng như: glycerin, bơ hạt mỡ, vitamin E hoặc jojoba. Những thành phần này rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa mất độ ẩm của da.

Mật ong có đầy đủ các đặc tính chống vi rút và kháng khuẩn tuyệt vời để làm sạch và chữa lành vết thương. Vì vậy, bạn có thể chế mặt nạ dành cho vùng da chân từ mật ong bằng cách kết hợp nó với một vài giọt dầu hạnh nhân.

Để ngăn ngừa các vết nứt, việc tẩy tế bào chết là giải pháp tốt nhất. Các chuyên gia đều khuyên rằng bạn nên khai thác lợi ích của kem dưỡng ẩm cùng với các chất tẩy tế bào chết để giúp ngăn ngừa nứt gót chân khi sử dụng thường xuyên.

Nên dùng dụng cụ giũa chân an toàn để loại bỏ da chết. Sử dụng giũa chân sau khi tắm là một cách tuyệt vời để tránh vết chai hoặc vết nứt ngày càng sâu. Tuy nhiên, nếu dụng cụ giũa có răng sắc nhọn, bạn có nguy cơ bị đứt hoặc xước da chân. Mục đích là loại bỏ lớp da cũ nhưng vẫn phải giữ nguyên lớp da lành để chống lại nhiễm trùng.

Bạn nên băng kín các vết nứt để giảm bớt cảm giác đau khi đi lại trên vùng da bị rách trong khi vẫn giữ cho vết thương sạch sẽ.

Môi trường trong giày ẩm ướt có thể khiến chân bị nhiễm nấm cũng như da khô. Để tránh điều này xảy ra, bạn nên chọn những đôi tất mùa đông được làm từ chất liệu tự nhiên như: bông hoặc len chứ không phải là sợi tổng hợp, để giữ cho đôi chân không bị đổ mồ hôi và không có vi khuẩn. Vì các chất liệu như bông và len tự nhiên có khả năng thấm hút tốt hơn và những phẩm chất hút ẩm này cực kỳ quan trọng trong những tháng mùa đông.

Một điểm cộng nữa là đôi chân của bạn ít có mùi hơn. Mẹo hay để đánh bay các vết nứt trong thời tiết khô và lạnh khắc nghiệt là thoa vaseline lên gót chân trước khi đi ngủ và ngay lập tức đi tất cotton để khóa ẩm trong khi ngủ.

1. Trị nứt gót chân bằng chanh

Chanh có chứa chất khử trùng, chống viêm và nhiều vitamin C nên có thể chữa các vết nứt trên da chân rất tốt. Ngoài ra, chanh còn có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe cho làn da và làm dịu tình trạng da kích ứng.

Cách làm:

Cắt đôi quả chanh, vắt bớt nước và chỉ dùng vỏ.
Đặt nửa vỏ quả chanh vào gót chân rồi mang tất trong 30 phút. Không nên dùng tất đắt vì chanh có thể khiến hỏng tất.
Rửa sạch chân lại với nước và dưỡng ẩm gót chân với một loại dầu nền như dầu dừa.
Chanh là nguyên liệu tự nhiên ít có tác dụng phụ nên bạn có thể áp dụng cách trị gót chân bị nứt này thường xuyên.
2. Trị gót chân bị nứt bằng dầu tràm trà

Đã từ lâu, dầu tràm trà đã được sử dụng trong y học như một loại thuốc quý với tác dụng sát trùng tự nhiên, làm dịu chứng viêm da và chữa lành vết thương. Bạn có thể áp dụng lợi ích này để chữa gót chân bị nứt.

Cách làm:

Chuẩn bị một chậu nước ấm, nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm trà vào nước.
Ngâm chân trong chậu nước khoảng 15 phút khi đó các vết chai sạn trở nên mềm mại hơn.
Không nên ngâm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến làn da.
3. Trị nứt gót chân bằng giấm táo

Đôi chân bạn thường phải đi giày tất nên dễ tích tụ vi khuẩn và thiếu oxy dẫn đến khô da. Giấm táo có thể góp phần giúp loại bỏ vi khuẩn, khiến làn da trở nên mềm mại hơn và đánh bay mùi hôi chân.

Cách làm:

Chuẩn bị 1 chậu nước ấm và pha giấm táo vào với tỉ lệ 4:1.
Ngâm chân trong 20 phút.
Nhấc chân ra và dùng đá bọt để chà nhẹ gót chân để loại phần nứt nẻ.
4. Chữa nứt gót chân bằng yến mạch và dầu jojoba

Bột yến mạch được sử dụng như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên giúp bạn loại bỏ tế bào chết và dưỡng cho da chân mềm mại hơn. Không chỉ vậy, nguyên liệu này còn có tác dụng giảm mẩn đỏ, ngứa và khô da. Bên cạnh đó, dầu jojoba rất giàu vitamin E, vitamin B, đồng, kẽm và selen giúp phục hồi sự cân bằng tự nhiên của da. Sự kết hợp giữa bột yến mạch và dầu jojoba sẽ tạo ra nguyên liệu trị nứt gót chân vô cùng hiệu quả.

Cách làm:

Trộn đều bột yến mạch và dầu jojoba để tạo thành hỗn một hợp đặc, kết dính.
Thoa đều hỗn hợp lên vùng da khô, nứt nẻ và để trong 30 phút.
Rửa lại với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
Bạn có thể áp dụng cách chữa nứt gót chân với yến mạch và dầu jojoba hằng ngày.
5. Chữa gót chân bị nứt bằng chuối và bơ

Chuối là nguyên liệu dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt cho da vì có chứa các enzyme giúp loại bỏ tế bào da chết và giúp da mềm mịn hơn. Bơ lại chứa nhiều loại dầu và chất béo thích hợp cho việc trị khô da. Vậy nên, bạn hãy kết hợp chuối và bơ để chữa gót chân nứt nẻ và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho làn da mềm mịn.

Cách làm:

Cho 1 quả chuối và nửa trái bơ xay nhuyễn thành hỗn hợp đặc dính.
Thoa đều hỗn hợp lên gót chân và để trong 20 phút.
Rửa sạch lại với nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.
Bạn hãy áp dụng cách trị gót chân bị nứt này thường xuyên cho đến khi gót chân lành lại như cũ.
6. Trị nứt gót chân bằng chanh và aspirin

Aspirin có chứa axit acetylsalicylic và có tính chống viêm. Loại thuốc này có thể làm mềm và thu nhỏ các vết chai sần. Bên cạnh đó, chanh cũng sẽ giúp chữa lành các vết thương trên da. Vậy nên, hỗn hợp aspirin và nước chanh sẽ rất phù hợp cho những ai bị nứt gót chân.

Nguyên liệu:

6 viên aspirin
1/2 muá»—ng canh nÆ°á»›c chanh
Màng bọc thực phẩm

Cách làm:

Thuốc aspirin nghiền thành bột rồi bỏ vào bát.
Vắt thêm nước chanh vào bột aspirin để tạo một hỗn hợp.
Thoa đều hỗn hợp lên chân.
Dùng 1 miếng màng bọc thực phẩm bao hờ quanh chân và để trong 10 phút.
Rửa sạch chân và chà nhẹ.
Bạn có thể dùng cách này vài ngày một lần để cải thiện tình trạng gót chân bị nứt.
7. Cách trị nứt gót chân hiệu quả với vỏ dứa

Vỏ dứa thường hay vứt bỏ vì nhiều người không biết đến lợi ích tuyệt vời của nguyên liệu này. Dứa có chứa các enzyme giúp loại bỏ các lớp da cứng trên bàn chân. Bên cạnh đó, dứa rất giàu vitamin C giúp da luôn khỏe mạnh và sản sinh colllagen.

Cách làm:

Cắt vỏ dứa thành từng lát mỏng rồi đắp lên gót vùng chân bị nứt.
Mang tất vào và đợi trong khoảng 10 - 15 phút.
Bạn hãy áp dụng cách này 1 lần/tuần để có hiệu quả.
8. Trị nứt gót chân bằng dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu rất hữu ích trong việc dưỡng ẩm cho làn da và loại bỏ đi lớp da khô ráp, nứt nẻ vì loại dầu này chứa nhiều chất béo trung tính. Chất béo này giúp phục hồi quá trình dưỡng ẩm, làm dịu làn da và ngăn ngừa các vết nứt xuất hiện lại.

Cách làm:

Chuẩn bị 1 chậu nước ấm và 5 muỗng canh dầu thầu dầu.
Ngâm chân trong chậu khoảng 10 phút.
Dùng miếng chà chân hoặc đá bọt nhẹ nhàng chà sạch da chết.
Bạn có thể thực hiện cách này mỗi ngày để trị nứt gót chân.
9. Chữa gót chân bị nứt bằng hoa cúc

Ngâm chân với hoa cúc sẽ giúp cho bàn chân của bạn mềm mại hơn vì hoa cúc có tác dụng làm dịu vết da đỏ, khô ráp và dễ kích ứng. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong hoa cúc sẽ giúp làm dịu da và bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường. Đặc biệt hoa cúc phù hợp với mọi loại da và ít gây dị ứng.

Nguyên liệu

1/2 cốc sữa bột
1/2 cốc muối Epsom
2 muỗng canh hoa cúc sấy khô

Cách làm:

Trộn đều tất cả các nguyên liệu vào 1 cái chén.
Chuẩn bị 1 chậu nước ấm rồi cho hỗn hợp trên vào và ngâm chân trong 20 phút.
Lau khô chân với khăn bông mềm và thoa kem dưỡng phù hợp với da bạn.

Bên cạnh thói quen đắp mặt nạ cho chân và ngâm chân mỗi ngày, bạn cũng cần dùng kem dưỡng da, dùng bàn chải hay đá bọt để chà chân thường xuyên. Gót chân bị nứt sẽ biến mất dần sẽ thay vào đó là một gót chân mịn màng và hồng hào nếu bạn chăm sóc da chân đúng cách.

Xem thêm tại sức khoẻ và làm đẹp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *